Vỏ xe ô tô

Bình điện Ắc quy

Khi nào nên thay ắc quy cho xe ô tô

Việc bảo dưỡng, thay mới ắc quy là điều hết sức cần thiết nếu không muốn xe bỗng dưng hết bình giữa đường.

Quan sát các dấu hiệu cho thấy ắc quy hết bình

Ắc quy là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu của chiếc xe ô tô. Ắc quy cung cấp năng lượng điện cho xe ô tô khi động cơ trong trạng thái dừng hoạt động, ví dụ như hệ thống chiếu sáng, âm thanh. Bên cạnh đó, ắc quy cũng đảm nhận một trong những công việc quan trọng nhất đó là kéo mô-tơ khởi động giúp trục khuỷu đạt vận tốc đủ lớn.

Nếu chủ phương tiện bảo dưỡng ắc quy của xe thường xuyên, đảm bảo hệ thống nạp làm việc hiệu quả, tuổi thọ của ắc quy có thể kéo dài tới 160.000 km tương đương 8 năm sử dụng. Nhiều hơn so với tuổi thọ trung bình của ắc quy tới 3 năm. Khi tuổi thọ của ắc quy đã hết, chủ xe cần mang xe đi thay ắc quy.

Những dấu hiệu dưới đây sẽ báo hiệu cho chủ phương tiện về thời điểm cần thay ắc quy của ô tô:

  • Động cơ xe khởi động chậm, động cơ có dấu hiệu quay chậm và kéo dài thời gian nổ máy hơn bình thường.
  • Ánh sáng đèn xe, tiếng còi xe yếu hơn bình thường.
    Mức chất lỏng của ắc quy đã cạn kiệt. Ắc quy của xe ô tô thường có cấu tạo trong suốt nên có thể quan sát bằng mắt thường mức chất lỏng của ắc quy, nếu mức chất lỏng bên trong ắc quy đã cạn đến dưới mức quy định, chủ xe cần mang xe tới tiệm bảo dưỡng.
  • Ắc quy rơi vào tình trạng phù, sưng nở. Khoang động cơ tạo ra nhiệt độ quá cao có thể khiến vỏ ắc quy có hiện tượng nhanh chóng bị phù, sưng nở, khiến tuổi thọ của ắc quy giảm sút. Khi thấy tình trạng này xuất hiện, chủ phương tiện nên thay thế ắc quy ngap lập tức.
  • Ắc quy bị rò rỉ. Hiện tượng này xảy ra khi vị trí kết nối cáp dương và cáp âm bị lỏng, bị ăn mòn, và bị oxy hóa. Tình trạng này dẫn đến việc điện áp trong bình có khả năng cao sẽ rò rỉ ra bên ngoài thông qua các lớp oxy hóa. Đây là một hiện tượng nguy hiểm, chủ xe nên thay bình ắc quy để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc.
  • Đèn cảnh báo taplo. Đây có lẽ là dấu hiệu cụ thể, rõ ràng và đáng tin cậy để chủ xe nắm bắt được tình hình ắc quy. Đèn cảnh báo trên đồng hồ taplo sẽ hiển thị cảnh báo khi ắc quy đang gặp vấn đề. Do đó, người điều khiển phương tiện cần thường xuyên quan sát đèn cảnh báo taplo để kịp thời xử lý lỗi hỏng hóc của ắc quy.
  • Khởi động nguội khó. Lần khởi động đầu tiên của xe trong một ngày được gọi là khởi động nguội, khi hiện tượng này xảy ra với mật độ thường xuyên, hãy mang xe đi kiểm tra ngay lập tức, đặc biệt là kiểm tra bộ phận ắc quy của xe.

Lấy số đo điện áp mạch hở

Đối với loại ắc quy khô, sau khi kiểm tra thấy điện áp mạch hở chỉ còn dưới 12,5 Volt, chủ xe nên tiến hành thay ắc quy mới. Trong trường hợp xe sử dụng ắc quy truyền thống, nếu kết quả kiểm tra là điện áp mạch hở dưới 12,4 volt, đây chính là thời điểm cần thay thế ắc quy.

Khi sử dụng phương pháp này, chủ phương tiện lưu ý trước khi loại bỏ ắc quy cũ để thay ắc quy mới, hãy sạc đầy ắc quy bằng máy sạc nguồn điện nhà và đo lại điện áp mạch hở 1 lần nữa.  Chú ý quan trọng: phương pháp lấy số đo điện áp mạch hở chỉ có thể cung cấp thông tin về năng lượng bên trong ắc quy, không cung cấp thông tin về chất lượng ắc quy còn đáng tin cậy để tiếp tục sử dụng hay không. Vì có rất nhiều trường hợp ắc quy vẫn còn 100% năng lượng nhưng không khởi động được xe. Để đảm bảo thì chủ xe cần kiểm tra thêm tải động của ắc quy.

Lấy số đo điện áp khởi động

Điện áp khởi động là điện áp của ắc quy sau khi cấp điện cho starter được 3 giây và trước khi máy nổ. Sau khi tiến hành lấy số đo, hãy thay ắc quy mới ngay lập tức nếu thấy điện áp khởi động sụt xuống còn 9,5 volt ở nhiệt độ 21độ C hoặc 9,3 volt ở nhiệt độ 4 độ C. Chủ xe không cần thay ắc quy nếu máy nổ trước 3 giây. Tuy nhiên, chủ xe cần chú ý sự khác nhau về điện áp sạc của ô tô đời cũ và ô tô đời mới. Thông thường, ô tô đời cũ sử dụng ắc quy truyền thống, do đó điện áp sạc là 13,5 volt. Ngược lại, đa số xe đời mới chuyên dùng ắc quy khô, điệp áp sạc từ 14 đến 14,8 volt (ở tua máy 2.000 vòng/phút).

Scroll to Top